Tranh kính màu trang trí

Tranh kính màu trang trí (tranh kính ghép màu) trong nhà thờ là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, với phong cách tạo hình độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử cũng như giá trị tư tưởng sâu sắc. Sự xuất hiện của các bức tranh kính trong nhà thờ không chỉ đóng vai trò tuyên truyền tư tưởng của Thiên chúa giáo đối với các giáo dân mà còn là một điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong kiến trúc của các nhà thờ. Mặc dù vậy, nghệ thuật tranh kính nhà thờ dường như chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu cũng như chưa có những giải pháp gìn giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật tôn giáo này. Hôm nay, nhôm kính HồngPhúc sẽ giới thiệu tới khách hàng biết tới sản phẩm tranh kính này.



Sơ lược về tranh kính và vai trò của tranh kính trong nhà thờ

Xem thêm: xưởng sản xuất nhôm kính

Thuật ngữ “tranh kính” được dùng chung để chỉ các loại tranh được thực hiện trên chất liệu kính với các loại kỹ thuật khác nhau, đề cao tính trang trí và thường có màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Tranh kính là một thể loại mỹ thuật ứng dụng, thường được dùng để trang trí nội thất, gắn lên các đồ vật như cửa sổ, cánh cửa, mặt bàn… Tuy nhiên, khi nhắc đến tranh kính người ta thường nghĩ tới các bức tranh lộng lẫy, hoành tráng trong các nhà thờ Công giáo, thay thế cho các cửa sổ thông thường. Với đặc tính trong suốt, ánh sáng có thể xuyên qua lớp kính, phản chiếu những màu sắc lung linh lên không gian bên trong nhà thờ, tạo ra vẻ trang trọng cũng như huyền bí. Đây là một thể loại đặc biệt vì sự kết hợp của yếu tố kỹ thuật thay vì mỹ thuật thuần túy. Màu sắc của bức tranh cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào cường độ ánh sáng hay sự lựa chọn chất liệu làm tranh. Tranh kính nhà thờ đã đạt đến đỉnh cao từ thế kỷ 12, 13 thuộc thời kỳ Trung cổ tại châu Âu, khi hệ thống nhà thờ được xây dựng ngày càng nhiều và mở rộng về quy mô.

Đọc tiếp: vách kính trang trí phòng khách

Đối với nhiều nhà thờ, tranh kính được coi là một thành phần vô cùng quan trọng bởi nhiều lý do. Tranh kính là hình thức trang trí gắn liền với kiến trúc, kích thước của bức tranh sẽ phụ thuộc vào độ rộng của cửa sổ. Cửa sổ tranh kính không chỉ tăng cường ánh sáng cho nội thất mà còn tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi công trình khi những họa tiết màu sắc khác nhau được phản chiếu bên trong mỗi nhà thờ. Khi nhà thờ được thắp sáng vào ban đêm, tranh kính trở thành điểm nhấn quan trọng, là đặc điểm nhận biết ngay khi nhìn từ xa. Để thực hiện những bức tranh khổ lớn, phức tạp đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cũng như chi phí tốn kém. Vì thế trước đây tranh kính còn là đại diện cho thanh thế của nhà thờ cũng như thu hút sự chú ý của đông đảo dân chúng. Trong thời kỳ Trung cổ, các nhà thờ không được phép dựng tượng Chúa, thay vào đó, các bức tranh kính đóng vai trò như cuốn Kinh thánh bằng hình vẽ, giúp giáo dân dễ hiểu, dễ nhớ những câu chuyện và bài học của Chúa.

Ngoài giá trị về thẩm mỹ, tranh kính còn là một phần của lịch sử. Nhiều nhà thờ được xây dựng từ gần 10 thế kỷ trước vẫn giữ được nguyên vẹn hệ thống tranh như một biểu tượng không thể mai một. Tranh kính thậm chí còn bền vững hơn nhiều chất liệu phổ biến như tempera trên các bức tranh tường. Về mặt công năng, các cửa sổ tranh kính còn có nhiệm vụ bảo vệ, tránh mưa, gió cho công trình.

Kỹ thuật làm tranh kính đã có nhiều thay đổi theo thời gian, ngoài loại tranh ghép mảnh truyền thống (mosaic) được phát triển từ thời kỳ Trung cổ cho đến nay, các kỹ thuật mới đã được phát triển. Những biến thể này dựa trên nhiều yếu tố như điều kiện chế tác, vật liệu, thị hiếu thẩm mỹ thay đổi cũng như thể hiện sự không ngừng tìm tòi sáng tạo của các nghệ nhân, nhằm khơi dậy những tiềm năng mới của nghệ thuật tranh kính. Phổ biến hơn cả là một số kỹ thuật như tranh ghép kính (stained glass); tranh kính màu (painted glass) và tranh ghép kính thô (faceted glass). Kỹ thuật cơ bản nhất vẫn là tranh ghép kính với hệ thống đường rãnh chì để liên kết các mảnh thủy tinh màu. Ban đầu những đường viền này đóng vai trò là khung xương cho toàn bộ bức tranh, phân chia các khu vực màu. Sau này, các nghệ nhân đã tạo hình các rãnh chì thành những họa tiết, mô hình làm điểm nhấn cho tranh. Bên cạnh đó, tranh kính màu được thực hiện bởi kỹ thuật tạo màu cho kính, màu sau khi được phủ lên tấm kính sẽ được nung nhẹ để tan chảy để gắn chặt trên bề mặt. Cách làm này giúp người thợ chủ động hơn trong việc lựa chọn màu sắc và không mất quá nhiều thời gian. Một số loại tranh kính màu hiện nay được vẽ trực tiếp lên kính bằng màu chuyên dụng, tuy vậy không đảm bảo được độ bền cao. Kỹ thuật ghép kính thô thường được biết đến với thuật ngữ tiếng Pháp “dalle-de-verre”. Tranh kính theo kiểu này được ghép bằng những mảnh kính dày và thô, hầu như không được mài giũa, gắn trực tiếp với nhau bởi xi măng hay nhựa epoxy. Những miếng ghép được lấy ra từ tấm kính màu lớn bằng cách đập hay cắt vì thế thường bị sứt mẻ nhưng lại tăng hiệu quả phản chiếu ánh sáng trên bề mặt.

Vài nét thực trạng tranh kính nhà thờ tại Việt Nam hiện nay và giải pháp bảo tồn

Trong số hơn 100 nhà thờ bao gồm các giáo xứ và một số giáo họ có quy mô lớn ở vùng châu thổ Bắc Bộ hiện nay (thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Giáo phận Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Phát Diệm và Thái Bình), có thể bước đầu đánh giá thực trạng của tranh kính nhà thờ ở khu vực này. Tranh kính tại đây rất đa dạng cả về hình thức và kỹ thuật thể hiện. Một số nhà thờ chỉ lắp đặt tranh kính tại những vị trí quan trọng trong kiến trúc như mặt tiền nhà thờ hay vòm lớn trên cung thánh nơi đặt tượng Chúa và Đức Mẹ Maria; bên cạnh đó hệ thống tranh kính tại một số nhà thờ được chú trọng hơn với tất cả cửa sổ đều được trang hoàng với những bức tranh nhiều sắc màu rực rỡ. Về hình thức, tranh kính ngoại nhập (đặt hàng từ nước ngoài chuyển về Việt Nam) và tranh kính bản địa (được sản xuất bởi các nghệ nhân trong nước) có sự khác biệt rõ ràng về thị hiếu thẩm mỹ, phong cách tạo hình cũng như chất liệu.

Tham khảo: Vách ngăn kính phòng khách, trang trí phòng khách bằng vách ngăn kính


Ngoài những bức tranh kính theo lối truyền thống (tranh ghép kính), loại tranh vẽ màu trên kính và tranh dán đề can cũng tương đối phổ biến. Những biến thể này ra đời do sự thay đổi trong nhu cầu lắp đặt tranh kính trong nhà thờ cũng như để phù hợp với điều kiện của địa phương nhưng dẫn tới nhiều vấn đề về chất lượng cũng như độ bền. Thực tế này đặt ra câu hỏi vậy giá trị thẩm mỹ của tranh kính nhà thờ vùng châu thổ Bắc Bộ sẽ được đánh giá như thế nào? Những bức tranh kính hiện nay có thực sự được gìn giữ và bảo vệ để tránh tình trạng dần dần bị mai một?

Ở nhiều công trình nhà thờ nổi tiếng trên thế giới, cửa sổ kính màu là một thành phần kiến trúc vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện giá trị thẩm mỹ mà còn là minh chứng cho cả một thời kỳ lịch sử cũng như kỹ thuật tạo tác đầy tinh tế của những người nghệ nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là khu vực châu thổ Bắc Bộ, tranh kính chủ yếu xuất hiện trong những nhà thờ có niên đại lâu đời, chỉ một số ít nhà thờ được xây mới có lắp đặt hệ thống tranh kính. Tranh kính hiện đại được chế tác chủ yếu với vật liệu công nghiệp, dù vẫn giữ lại một số kỹ thuật truyền thống nhưng nhìn chung không đạt được độ tinh xảo và hiệu ứng rực rỡ như tranh kính truyền thống của châu Âu. Chỉ một số ít nhà thờ lưu giữ được những bộ tranh có giá trị lịch sử, chẳng hạn như trường hợp Nhà thờ Giáo xứ Nam Dư (Hà Nội) hay Nhà thờ Cửa Bắc (Hà Nội) với hệ thống tranh kính có nguồn gốc từ nước ngoài mang tính thẩm mỹ cao. Nhiều nhà thờ còn tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng đề can dán lên kính, do đó giá trị của tranh kính dần dần bị mai một. Vì vậy, khái niệm bảo tồn giá trị nghệ thuật của tranh kính ở Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ. Nhưng không bởi vậy mà chúng ta thờ ơ với việc gìn giữ những tác phẩm nghệ thuật này, vì nhiều giá trị ở hiện tại sẽ trở thành di sản của tương lai. Qua những quan sát thực tế cho thấy việc gìn giữ, bảo quản tranh kính trong nhà thờ ở Việt Nam (khu vực Bắc Bộ) còn chưa được chú trọng. Các cửa sổ kính màu hầu như không được làm sạch, bảo dưỡng hay khắc phục hư hại khiến thời gian xuống cấp diễn ra nhanh hơn. Lấy ví dụ như tại Nhà thờ Chính tòa Thái Bình, một phần kính màu ở cửa sổ hoa hồng đã bị vỡ, tạo ra những khoảng trống thiếu thẩm mỹ.

Nhiều mảnh kính vỡ rơi còn nguyên trên sàn nhà thờ. Do vị trí cửa sổ này nằm trên ban công tầng hai, cánh cửa được thiết kế đóng mở được nên tác động từ môi trường bên ngoài rất rõ rệt. Có thể thấy, việc gìn giữ cửa sổ kính màu chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà thờ. Do những điều kiện thực tế ở Việt Nam, chưa thể ứng dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn tranh kính. Tuy thế, cần khẳng định giá trị của tranh kính nhà thờ để những tác phẩm này được chú ý đúng mức và bảo quản theo cách thức phù hợp.

Tranh kính nhà thờ đã tồn tại qua hàng chục thế kỷ, là sự kết hợp của giá trị thẩm mỹ, công năng và giá trị lịch sử. Trải qua thời gian và những tác động của tự nhiên và con người, nhiều tranh kính có giá trị đã bị hư hại. Vì vậy, việc tìm ra những phương thức bảo tồn phù hợp, hiệu quả là hết sức cần thiết. Những kinh nghiệm từ việc bảo tồn tranh kính trên thế giới có thể trở thành bài học hữu ích, mang tính ứng dụng cho những nhà bảo tồn ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất là cần khẳng định những giá trị quý báu của tranh kính, từ đó thúc đẩy nhu cầu gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật đặc biệt này.

Tham khảo: Vách ngăn kính phòng khách, trang trí phòng khách bằng vách ngăn kính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VÁCH KÍNH NHÀ TẮM PHÒNG TẮM ĐỨNG CƯỜNG LỰC, THI CÔNG NHANH CHÓNG

MỘT SỐ LOẠI CỬA NHÔM KÍNH ĐANG CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Tìm hiểu vật liệu nhôm, phân loại và ứng dụng cua hợp kim nhôm