Mẹo Hay Tẩy Sạch Vết Ố Kính Phòng Tắm Như Mới

Nhiều người cảm thấy rất khó chịu khi sau một thời gian sử dụng, vách kính nhà tắm của gia đình họ thường bị oxy hóa, mờ đục, bám cặn canxi làm mất thẩm mỹ không gian phòng tắm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân cũng như cách giải quyết triệt để tình trạng này, nên hãy cũng dịch vụ lau kính Năm Sao giải đáp và bật mí cho bạn những mẹo hay tẩy cặn canxi trên kính nhanh chóng, dễ thực hiện tại nhà nhất nhé.

Xem thêm: Vách kính tắm cường lực

 

Những tấm kính phòng tắm luôn mờ đục khiến bạn không thoải mái trong quá trình sử dụng, vậy bạn có thắc mắc lý do nào khiến chúng vẫn bị mờ đục dù được vệ sinh rồi không?

Nguyên nhân khiến vách kính nhà tắm bị ố, mờ đục

Với nhu cầu thiết kế không gian mở và có tính thẩm mỹ cao, hiện nay, rất nhiều gia đình thường sử dụng chất liệu kính để thi công lắp đặt trong phòng tắm nhà mình. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng lâu ngày, kính trong nhà tắm sẽ dần trở nên mờ đục, nổi vảy cá, bám cặn canxi và bạn cần phải làm vệ sinh kính thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Sử dụng phòng tắm thường xuyên mà không lau chùi, vệ sinh định kỳ

Tần suất sử dụng nhà tắm thường xuyên, kèm theo đó là việc sử dụng nước và các loại nước tắm, xà phòng tắm bắn bẩn lên kính quá nhiều mà không được định kỳ lau chùi là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến vách kính nhà tắm bị oxy hóa, đóng cặn canxi, mờ đục. Cặn nước hay còn gọi là cặn canxi được hình thành do sự kết tủa của Mg, Ca, chúng sớm xuất hiện trên thiết bị vệ sinh nếu chúng ta sử dụng nước nóng để sinh hoạt và không vệ sinh lại ngay, hơi nước nóng bay nhanh sẽ lắng thành cặn. Nếu gia đình có từ 2 - 4 người sử dụng thường xuyên một nhà vệ sinh - nhà tắm có gắn kính vách ngăn thì gần như kính sẽ bị đọng nước cả ngày, dù là kính có chất lượng đến đâu thì lâu ngày cũng bị oxi hoá.

Do kính kém chất lượng

Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính lắp trong phòng tắm khác nhau, dĩ nhiên, mức giá cũng thay đổi khác nhau, tùy theo chất lượng của từng loại kính. Thường thì “tiền nào của nấy”, có nhiều tấm kính có thể sử dụng 2 - 4 năm vẫn giữ được độ trong và không có bất kỳ dấu hiệu nào bị oxi hoá hay bị mờ đục nhưng cũng có những tấm kính dù mới lắp đặt và đưa vào sử dụng được 1 năm đã bị mờ đục, bị ố vàng nhìn rất xấu. Điều này có thể là do bạn đã mua phải kính kém chất lượng.

Do chưa biết vệ sinh và bảo vệ đúng cách

Khá nhiều người mua kính về chỉ biết sử dụng chứ chưa biết làm thế nào để vệ sinh, bảo quản và bảo trì thế nào cho đúng để kính giữ được độ trong và độ bền lâu. Nếu bạn là một trong số này, hãy tham khảo 5 mẹo mà chúng tôi chia sẻ bên dưới nhé.

Xem thêm: Vách kính tắm

 

Mẹo tẩy cặn canxi trên kính nhà tắm

Giấm ăn từ lâu đã là một loại nguyên liệu thường được sử dụng để tẩy rửa các loại cặn bẩn cứng đầu. Bởi thành phần chính của giấm là dung dịch axit axetic. Đây là chất có khả năng làm sạch những vết bẩn bám lâu ngày, khó lau chùi, đặc biệt là những vết bẩn trong nhà bếp, phòng tắm. Một mẹo tẩy cặn canxi trên kính mà bạn có thể áp dụng đó là pha loãng dung dịch giấm ăn với nước, sau đó xịt vào những vị trí cần làm sạch, dùng cọ hoặc khăn lau qua rồi xả lại bằng nước sạch là xong. Những vết cặn canxi, vết hơi nước bị oxi hóa, vết ố cứng đầu bám trên vách kính buồng tắm, gương nhà tắm… sẽ bị đánh bay tức thì mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Làm sạch vách kính nhà tắm bằng baking soda

Baking soda là một trong những nguyên liệu nổi tiếng thường được dùng để tẩy trắng, làm sạch và khử mùi đồ vật hoặc thậm chí cả răng miệng bởi nó khá rẻ và an toàn nếu bạn dùng đúng theo liều lượng được khuyến cáo. Chính vì vậy, nó cũng rất hữu dụng trong việc làm sạch vách kính nhà tắm bị ố, bị oxy hóa hay đóng cặn canxi. Bạn có thể trộn hỗn hợp baking soda với giấm ăn hoặc chanh rồi đem hỗn hợp đó bôi lên vách kính bị bẩn, dùng bàn chải chà sạch sau đó rửa kỹ lại bằng nước. Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng ố, mờ của vách kính mà phương pháp này có sự thay đổi về hiệu quả. Nếu vách kính phòng tắm của bạn đã rất lâu không được tẩy rửa, vết ố, mờ, cặn canxi dày đặc thì rất khó làm sạch theo cách này.

Mẹo tẩy cặn canxi trên kính bằng kem đánh răng

Với những vết cặn canxi hay ố, mờ mới xuất hiện một vài ngày, có một mẹo nhanh gọn mà bạn có thể áp dụng đó là sử dụng kem đánh răng. Bạn bôi kem đánh răng trực tiếp vào những vị trí cần làm sạch, chờ trong khoảng thời gian 5 đến 10 phút rồi dùng bàn chải mềm chà sạch và rửa lại bằng nước. Những vết cặn canxi cùng các loại ố mờ bám trên vách kính nhà tắm sẽ biến mất như chưa bao giờ xuất hiện đấy!

Cách làm sạch kính nhà tắm bằng chanh và muối

Một mẹo tẩy cặn canxi trên kính hiệu quả mà lại rất dễ dàng đó là sử dụng nước cốt chanh và muối. Hai nguyên liệu này đều có sẵn trong các gia đình và đã được kiểm chứng là đem lại hiệu quả bất ngờ, giúp đánh bay mọi vết bẩn. Bạn có thể pha dung dịch muối và chanh theo tỉ lệ 2:1, sau đó ngâm dung dịch này vào siêu, nồi hoặc dùng bàn chải thấm dung dịch rồi chà mạnh vào những vị trí bám cặn trên vách kính trong phòng tắm. Cuối cùng, dùng vòi nước xịt mạnh là vết cặn canxi cứng đầu đã bị đánh bay một cách nhanh chóng rồi.

Với những mẹo tẩy cặn canxi trên kính mà chúng tôi vừa chia sẻ thì việc làm sạch kính phòng tắm có lẽ sẽ không còn gây trở ngại cho bạn. Tuy nhiên, bên cạnh việc vệ sinh kính thường xuyên thì bạn cũng cần biết cách bảo vệ lớp kính khỏi bị bám cặn, mờ đục. Điều này sẽ giúp bạn kéo dài thêm tuổi thọ của kính, qua đó tiết kiệm một khoản chi tiêu không hề nhỏ cho gia đình.

Xem thêm: Vách tắm kính Hà Nội

 

___________________________________________________

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT HỒNG PHÚC

Xưởng sản xuất : Số 100 ngõ 8 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

Showroom: B1.1 liền kề 5 oo12 khu đô thị Thanh Hà, Kiến Hưng, Hà Đông, HN

Hotline : 097 935 3500 (Mr.Tuấn)- 038 681 6693 (Mrs.Thảo)

Email : hongphucglass18@gmail.com

Website : https://dovanhien.com/

 Xem thêm: Sử dụng cửa kính cường lực và những điều cần lưu ý


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VÁCH KÍNH NHÀ TẮM PHÒNG TẮM ĐỨNG CƯỜNG LỰC, THI CÔNG NHANH CHÓNG

MỘT SỐ LOẠI CỬA NHÔM KÍNH ĐANG CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Tìm hiểu vật liệu nhôm, phân loại và ứng dụng cua hợp kim nhôm